Thép tấm là loại thép thường được dùng trong các ngành đóng tàu, kết cấu nhà xưởng, cầu cảng, thùng, bồn xăng dầu, nồi hơi, cơ khí, các ngành xây dựng dân dụng, làm tủ điện, container, tủ đựng hồ sơ, tàu thuyền, sàn xe, xe lửa, dùng để sơn mạ...
> Quy trình sản xuất thép tấm:
Sau khi thép được tinh luyện qua một quy trình sản xuất thép phức tạp đòi hỏi kỷ thuật và công nghệ cao, thì nguyên liệu được đúc thành phôi hoặc thành thép tấm, kế tiếp muốn tạo hình hơn nữa sẽ đổ vào khuôn hoặc cán mỏng tuỳ hình dạng cuối cùng mà đơn đặt hàng yêu cầu
> Phân loại:
Trong thép tấm được phân ra rất nhiều loại để đáp ứng đa dạng cho nhu cầu người sử dụng:
Sau khi quá trình đúc thành phôi phiến, phôi sẽ được đưa đến các nhà máy và sử dụng hai công nghệ là cán nóng và cán nguội để hình thành các loại thép tấm khác nhau. Hiện tại thép tấm được chia thành thép tấm cán nóng và thép tấm cán nguội. Nguyên liệu phôi sẽ được đưa qua các con lăn, sau đấy phôi thép sẽ được cán thành thép tấm.
> Sự khác biệt giữa thép cán nóng và thép cán nguội:
- Thép tấm cán nóng: Thép tấm được thông qua quá trình cán ở nhiệt độ cao, nhiệt độ thông thường để cán là trên 1000 độ C và hình thành là sản phẩm cuối cùng. Phôi để tạo thành thép tấm cán nóng cũng là loại để sử dụng để tạo nên thép hình U, I, V, H. Thép tấm cán nóng thường được ứng dụng để sử dụng trong ngành công nghiệp xe hơi, xe vận tải, tôn lợp.
- Thép tấm cán nguội: Thép tấm cán nguội là thép tấm được cán ở nhiệt độ thấp, xấp xỉ với nhiệt độ phòng. Bởi vậy ưu điểm của thép tấm cán nguội là có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, không bị đứt gãy, ít cong vênh và có độ bóng cao. Quy trình sản xuất nên thép tấm cán nguội là không làm thay đổi cấu tạo vật chất của thép mà chỉ làm biến dạng. Trong quá trình sản xuất thép tấm cán nguội phải sử dụng đến dung dịch làm mát để giúp duy trì được nhiệt độ trong quá trình cán nguyên liệu. Thép tấm cán nguội thường có ứng dụng phổ biến hơn thép tấm cán nóng, bởi thép tấm cán nguội có chất lượng tốt hơn, có thể cán ra những thành phẩm siêu mỏng để phù hợp với mục đích sử dụng cũng như từng công trình khác nhau. Đồng thời các sản phẩm thép cán nguội cũng có tính thẩm mỹ cao hơn cũng như ít bị nứt gãy hoặc cong vênh.
> Cách bảo quản thép tấm
Có rất nhiều người chưa biết cách bảo quản thép tấm và thường để thép tấm chung với các sản phẩm thép khác hoặc để ở dưới nền đất. Điều này sẽ khiến cho thép tấm dễ bị hua hại và ảnh hưởng rất lớn đến công trình mà bạn đang muốn xây dựng. Bởi vậy cách để bảo quản thép tấm như thế nào cũng rất quan trọng và lưu ý. Dưới đây là các cách để bảo quản thép tấm mà quý khách hàng nên lưu ý:
> Lưu ý trong bảo quản thép tấm:
– Không được để các loại hóa chất như axit, muối,… ở nơi đang cất giữ thép tấm và thép công nghiệp. Bởi những loại hóa chất này có thể bay hơi, bám vào thép tấm và gây ra những phản ứng hóa học và làm cho thép tấm dễ bị bào mòn và gỉ sét.
– Không để thép tấm tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, tốt nhất hãy kê các thanh gỗ lớn và xếp thép tấm lên trên. Bởi mặt đất chứa độ ẩm và những thành phần hóa học nhất định có thể gây hư hại đến sản phẩm. Chiều cao lý tưởng mà thép tấm nên cách mặt đất là 30cm.
– Không được để các sản phẩm thép tấm mới nhập về để chung với các sản phẩm thép tấm hoặc thép đã gỉ. Bởi những lớp gỉ sét này có thể bám sang các sản phẩm thép tấm mới và làm cho các sản phẩm thép mới dễ bị gỉ sét theo.
– Nên xếp thép tấm vào lán hoặc nơi có mái che để tránh tình trạng trời mưa có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra nên xếp thoáng sản phẩm, không nên xếp chồng quá cao hoặc quá nặng.
– Đối với những sản phẩm thép tấm đã bắt đầu thấy hiện tượng gỉ sét thì nên lau sạch và bôi dầu lên trên bề mặt vừa lau.
1234 Nguyễn Xiển, P. Long Bình, TP. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam | |
0961.80.80.69 - | |
sgquangvinhq9@gmail.com |